THƯ MỤC GIỚI THIỆU BỘ TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM ( SONG NGỮ VIỆT – ANH )

I. GIỚI THIỆU

       Những câu chuyện cổ tích đã khá quen thuộc với mỗi người dân Việt Nam.

      Qua những hình ảnh sinh động và đầy màu sắc, các bạn nhỏ sẽ được hóa thân thành ông bụt, bà tiên,cô tấm hiền dịu, anh hùng thánh gióng,…Cùng với các câu chuyện sự tích từ thời xa xưa như tại sao trầu cau luôn gắn liền với nhau nhỉ? Hồ Gươm được bắt nguồn từ đâu nè? và các bạn nhỏ có biết tại sao lại có bánh trưng bánh giày không?. Tất cả đã có trong những câu chuyện truyện cổ tích Việt Nam ( song ngữ Việt – Anh ) này rồi nhé!

      Các em sẽ được học thêm nhiều đức tính tốt đẹp, cách đối nhân sử thế, ở hiền gặp lành, cũng như giúp em hiểu biết hơn về nguồn gốc các sự vật và các địa danh trên quê hương mình. Chính những điều này sẽ giúp các em bồi dưỡng thêm tình yêu thương và bản tính lương thiện biết quan tâm đến mọi người xung quanh.

      Những câu chuyện trong bộ truyện cổ tích vn ( song ngữ Việt – Anh) được minh họa một cách sống động đầy màu sắc nhưng vẫn gần gũi với các em và cũng phù hợp với bản sắc dân tộc Việt Nam. Với nội dung được biên tập kĩ lưỡng, lời truyện ngắn gọn, dễ đọc dễ nhớ, thêm phần song ngữ giúp các em có thêm giờ phút học tập ngoại ngữ vui vẻ và thú vị nhé!.          Vậy xin gửi tới các em  Bộ truyện cổ tích Việt Nam (Song ngữ Việt – Anh)

II. NỘI DUNG THƯ MỤC

1. Tấm Cám: Truyện tranh/ Tranh: Nhật Tân, Quang Lân.- Tái bản lần thứ 14.- Tp. Hồ Chí Minh: Nxb. Trẻ, 2014.- 16tr.: tranh màu; 19cm.- (Bé tập kể chuyện)
     Chỉ số phân loại: 398.209597 NT.TC 2014
     Số ĐKCB: TN.00080

Tóm tắt:

      Truyện cổ tích Tấm Cám kể về cuộc đời cực khổ của Tấm khi phải sống chung với dì ghẻ và con của dì ghẻ là Cám .Tấm hàng ngày làm việc vất vả đến ngày hội cũng không được đi chơi, phải ở nhà nhặt thóc ra thóc, gạo ra gạo. Bụt hiện lên giúp đỡ Tấm được đi chơi với quần áo đẹp. Tấm đánh rơi chiếc giày và được nhà vua nhặt được. Nhà vua truyền lệnh ai đi vừa chiếc hài đó sẽ trở thành vợ của vua. Chỉ có một mình Tấm đi vừa lên được vua lấy về làm vợ. Mẹ con cám ghen ghét đã giết Tấm bằng cách chặt cây cau. Tấm chết hóa thành vàng anh, Cám giết Vàng Anh, Tấm lại biến thành cây xoan đào. Cám chặt cây xoan đào thì Tấm biến thành khung cửi. Cám lại đốt khung cửi. Tấm biến thành quả thị. Tấm được một bà cụ hàng nước mang về, hai mẹ con sống chan hòa cùng nhau. Cuối cùng Tấm tìm được nhà vua và hai người đoàn tụ. Hai mẹ con Cám bị tấm trừng phạt và chết

 

2. Sọ Dừa/ Mai Chi, Vũ Xuân Long, Ngô Mai Hoa.- H.: Mỹ thuật, 2013.- 12tr.: tranh vẽ; 18cm.- (Truyện cổ tích Việt Nam)
     Chỉ số phân loại: 398.209597 MC.SD 2013
     Số ĐKCB: TN.00732, TN.00733, TN.00734, TN.00735, TN.00736, TN.00737, TN.00738

Tóm tắt:

      “Sọ Dừa” là truyện cổ tích về người mang lốt vật, kiểu nhân vật khá phổ biến trong truyện cổ tích Việt Nam và thế giới. Nhân vật chính của loại truyện cổ tích này có hình hài dị dạng, thường mang lốt vật, thường bị mọi người xem thường, coi là “vô tích sự”. Nhưng đây là nhân vật có phẩm chất, tài năng đặc biệt. Cuối cùng, nhân vật trút bỏ lốt vật, kết hôn cùng người đẹp, sống cuộc đời hạnh phúc. Truyện đề cao giá trị chân chính của con người và tình thương đối với người bất hạnh.

 

3. Cây tre trăm đốt/ HOÀNG KHẮC HUYÊNn biên soạn.- H.: Mỹ thuật, 2016.- 12 tr.: tranh màu; 27 cm.- (Truyện cổ tích Việt Nam. Tủ sách Thiếu nhi)
     ISBN: 9786047869909
     Chỉ số phân loại: 398.209597 HKH.CT 2016
     Số ĐKCB: TN.00187, TN.00188, TN.00189, TN.00190, TN.00191

Tóm tắt:

      Cây tre trăm đốt là một truyện cổ tích dân gian Việt Nam và là một phần của văn học truyền khẩu truyền thống Việt Nam và được xem là một trong số những câu chuyện cổ tích nổi bật nhất

 

4. Sự tích Hồ Gươm: Truyện tranh : Dành cho lứa tuổi 3+/ Tranh: Vũ Duy Nghĩa ; Hồng Hà b.s..- Tái bản lần thứ 17.- H.: Kim Đồng, 2021.- 31tr.: tranh màu; 21cm.- (Tranh truyện dân gian Việt Nam)
     Chỉ số phân loại: 398.209597 HH.ST 2021
     Số ĐKCB: TN.00585, TN.00586, TN.00587, TN.00588, TN.00589, TN.00590, TN.00591

Tóm tắt:

Truyện “Sự tích Hồ Gươm” kể về việc Long Quân cho Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần, đánh thắng giặc Minh, bảo vệ bờ cõi. Truyền thuyết ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh do Lê Lợi đánh giặc ở đầu thế kỉ XV. Truyền thuyết còn giải thích nguồn gốc tên gọi Hồ Gươm (hồ Hoàn Kiếm), đồng thời thể hiện khát vọng hòa bình của nhân dân ta.

 

5. NGUYỄN NHƯ QUỲNH
    Sự tích bánh Chưng bánh Giày= The legend of Chung cake, Giay cake: Truyện tranh/ Nguyễn Như Quỳnh b.s..- H.: Nxb. Hà Nội, 2021.- 16tr.: tranh màu; 24cm.- (Tủ sách song ngữ Việt - Anh)
     Chính văn bằng 2 thứ tiếng: Việt - Anh
     ISBN: 9786045586839
     Chỉ số phân loại: 398.209597 NNQ.ST 2021
     Số ĐKCB: TN.00550, TN.00551, TN.00552, TN.00553, TN.00554, TN.00555, TN.00556

Tóm tắt:

      Truyền thuyết “Bánh chưng bánh giầy” vừa giải thích nguồn gốc của hai loại bánh: bánh chưng và bánh giầy vừa phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước với thái độ đề cao lao động, đề cao nghề nông và thể hiện sự thờ kính Trời, Đất, tổ tiên của nhân dân ta. Truyện có nhiều chi tiết nghệ thuật tiêu biểu cho truyện dân gian (nhân vật chính – Lang Liêu – trải qua cuộc thi tài, được thần giúp đỡ và được nối ngôi vua,…)

 

6. HOÀNG KHẮC HUYÊN
    Nàng tiên Gạo: Truyện tranh/ Hoàng Khắc Huyên b.s., vẽ tranh.- H.: Nxb. Mỹ thuật, 2016.- 16tr.: tranh màu; 24cm.- (Tranh truyện cổ tích Việt Nam)
     Chỉ số phân loại: 398.209597 HKH.NT 2016
     Số ĐKCB: TN.00476, TN.00477, TN.00478, TN.00479, TN.00480, TN.00481, TN.00482

Tóm tắt:

      Nàng tiên gạo là câu chuyện kể về một tên nhà giàu nhưng lại keo kiệt với mọi người nên đã bị Tiên gạo trừng phạt. Trái lại, cô gái siêng năng, tốt bụng đã được bà Tiên giúp đỡ với một chiếc gùi đầy gạo đây và cô đã đem chia hết cho mọi người.

 

7. TÔ HOÀI
    Kho báu phia mạ: Truyện cổ dân tộc Nùng/ Tô Hoài viết lời; Phạm Ngọc Tua vẽ tranh.- Hà Nội: Giáo dục, 2005.- 19tr.; 21cm.- (Truyện cổ các dân tộc Việt Nam)
     Chỉ số phân loại: 398.209597 TH.KB 2005
     Số ĐKCB: TN.00086, TN.00087

Tóm tắt:

      Câu chuyện kể về lão chúa đất tham lam khi biết tin mẹ con cô gái được bà Pạt cho bao nhiêu của cải, ông ta liền bày mưu để lấy hết vàng bạc

 

8. TÔ HOÀI, LÝ THU HÀ
    Chuyện Cuội: Truyện cổ dân tộc Mường/ Tô Hoài, Lý Thu Hà.- Hà Nội: Giáo Dục, 2005.- 15tr.: Tranh vẽ; 21cm.- (Truyện cổ các dân tộc Việt Nam)
     Chỉ số phân loại: 741.5 THLT.CC 2005
     Số ĐKCB: TN.00092, TN.00093,

Tóm tắt:

      Sự tích chú Cuội cung trăng vốn là một câu chuyện cổ tích nổi tiếng và quá đỗi thân thuộc với trẻ em Việt Nam. Hình ảnh chú Cuội ngồi dưới gốc cây đa đã trở thành biểu tượng quen thuộc trong văn hóa dân gian, đặc biệt vào mỗi dịp Tết Trung Thu. Câu chuyện không chỉ mang đến những bài học sâu sắc về lòng nhân ái, sự cẩn trọng, mà còn khơi gợi trí tưởng tượng phong phú của bao thế hệ trẻ em. 

 

9. Cậu bé Tích Chu/ Phạm Ngọc Tuấn tranh; Phạm Việt tuyển soạn.- H.: Mỹ thuật, 2017.- 15 tr.: tranh màu; 24 cm.- (Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam)
     ISBN: 9786047868049
     Chỉ số phân loại: 398.209597 PNT.CB 2017
     Số ĐKCB: TN.00697, TN.00698, TN.00699, TN.00700, TN.00701, TN.00702, TN.00703

Tóm tắt:

      Chuyện kể về cậu bé Tích Chu sống với bà nhưng lại ham chơi, không chăm lo cho bà để bà biến thành chim bay đi mất, cậu bé hối hận vô cùng, tìm đường lấy nước suối tiên cho bà để bà trở lại thành người.

 

10. Sự tích trầu cau/ Tranh, lời: Ngọc Linh.- Đà Nẵng: Nxb. Đà Nẵng, 2022.- 12 tr.: tranh màu; 27 cm.- (Truyện cổ tích Việt Nam)
     ISBN: 9786047837182
     Chỉ số phân loại: 398.209597 NL.ST 2022
     Số ĐKCB: TN.00182, TN.00183, TN.00184, TN.00185, TN.00186

Tóm tắt:

      Truyện cổ tích “Sự tích trầu cau” là một câu chuyện có từ khoảng năm 2000 trước công nguyên thời vua Hùng. Truyện nhân cách hóa nguồn gốc của cây cau, cây trầu không và tảng đá vôi, giải thích cho tục lệ sử dụng trầu cau trong các đám cưới ngày nay

      Thư viện trường TH Nam Hồng xin trân trọng giới thiệu !